teenplus.vn - Khi bị bóng đè dường như chúng ta nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh, nhận thức được chúng ta đang tồn tại ở đó nhưng lại có cảm giác như có ai đó đang đè lên ngực mình mà lại không thể cử động được hay làm được gì. Có phải lúc đó chúng ta đã gặp ma?
Rất khó giải thích tại sao một số người trải qua cơn bóng đè lại cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ.
Khi bị bóng đè không thể cử động chân tay
Ảo giác và nguy cơ
Tình trạng tê liệt trong giấc ngủ thường xảy ra vào đầu buổi đêm, khi bắt đầu giấc ngủ, hoặc cuối buổi đêm, khi chuẩn bị tỉnh giấc. Khi người bị bóng đè, ảo giác xuất hiện có thể sinh ra nhiều trải nghiệm đáng sợ. Có thể phân loại ảo giác theo ba nhóm.
Ảo giác đột nhập là cảm giác về sự xuất hiện của kẻ xấu ở trong phòng, đôi khi biến thành những ảo giác đa giác quan siêu thực về một kẻ đột nhập thực sự. Ảo giác bóng đè, thường xuất hiện đồng thời với ảo giác đột nhập, là cảm giác bị đè nặng trên lồng ngực và bị bóp nghẹt đến tắc thở. Loại thứ ba là những ảo giác liên quan đến rối loạn tiền đình, không mấy khi xuất hiện cùng hai loại ảo giác trên, mang đến cảm tưởng về những trải nghiệm vận động ảo như cảm giác trôi nổi, rơi tự do vô định.
Có một cách giải thích khả quan cho rằng đó là ảo giác, khi một vùng não có sự xáo trộn nhất định. "Có lẽ, trong não của con người tồn tại hình ảnh về một khuôn mẫu, hình tượng nào đó". Những nghiên cứu trước đây đoán rằng vùng não đó có thể nằm ở một phần của thùy đỉnh – nằm ở phía trên và giữa não.
Có thể là trong khi bóng đè, thùy đỉnh kiểm soát tế bào thần kinh trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng thực tế chân tay lại không di chuyển, động đậy được, nên não bị xáo trộn, tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, "một bóng đen đang đứng đầu giường".
Bóng đè có phải là gặp ma không
Các nhà khoa học đã giải thích: Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần.
Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả.
Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.
"Nếu bạn lo sợ, nỗi sợ sẽ được kích hoạt trong các trung tâm não, nghĩa là bạn có thể bị thức giấc hoàn toàn trong cơn bóng đè, và trải qua cảm giác sợ hãi".
"Trải qua cơn bóng đè, bạn sẽ càng sợ hơn – và khi đó, bạn lại có những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng, bạn sẽ lại càng sợ hơn nữa".
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bóng đè xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức áp từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phê và rượu cũng là tác nhân gây nên bóng đè
Cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.
Không thể không kể đến một số người cho rằng bóng đè có liên quan đến ma ám (ngay chữ "bóng đè" đã nói lên ý này).
Cách điều trị và phòng chống
Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để với bệnh này cho nên cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. Tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.
Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền cách trị bóng đè như sau: lấy con dao hay cái rựa để gần đầu giường (để dưới chiếu), những người bị bóng đè liên tiếp nhiều ngày sau khi thực hiện cách này đã không bị bóng đè nữa, về mặt khoa học thì đây là liều thuốc tâm lý, nó tạo cảm giác an tâm hơn cho con người vì vậy sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và không bị bóng đè nữa. Nếu thực hiện cách này thì nên báo với người thân/người ngủ chung biết để tránh hiểu lầm và chỉ cần sử dụng một con dao cùn (không có khả năng sát thương) cỡ nhỏ.
Bị bóng đè có phải là gặp ma không?
Khi bị bóng đè dường như chúng ta nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh, nhận thức được chúng ta đang tồn tại ở đó nhưng lại có cảm giác như có ai đó đang đè lên ngực mình mà lại không thể cử động được hay làm được gì. Có phải lúc đó chúng ta đã gặp ma?
Vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu, hàng ngàn người đã tham những hoạt động ý nghĩa hướng về báo đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, tình thương yêu đồng bào.