Cảnh báo nguy cơ mất tiền tại ngân hàng

Cảnh báo nguy cơ mất tiền tại ngân hàng

Đừng quên bấm thích nhé!
Hãy bấm thích để đăng ký cộng đồng teenplus
Fan teenplus

teenplus.vn - Khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng và đặc biệt là giao dịch qua Internet banking chúng ta cần phải cẩn trọng để không bị mất tiền oan.

Tự nhiên vô cớ mắc nợ vài tỷ đồng

Lần đầu đến một ngân hàng vay mua nhà gói 30.000 tỷ đồng, anh Ngọc ở Hà Nội mới vỡ lẽ mình có nợ xấu từ vài năm nay. Sau khi chuẩn bị hoàn tất hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng ngân hàng kiểm tra trên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) thông báo rằng anh đang có khoản vay gần 2 tỷ đồng tại một ngân hàng cổ phần. Khoản vay này đã quá hạn gần 2 năm và đã được ngân hàng đó chuyển sang nhóm "Nợ có khả năng mất vốn".

Anh Ngọc cho biết: “Ai đó đã lấy thông tin của tôi để lập hồ sơ vay khống này. Chữ ký tại hồ sơ vay vốn hoàn toàn là giả mạo. Hơn nữa nếu tôi có nợ xấu, tại sao trong suốt thời gian qua không hề nhận được thông báo nào đòi nợ của ngân hàng”. Nguồn tin của VnExpress cho biết, ngoài anh Ngọc ra thì còn có một số trường hợp khác cũng bỗng dưng trở thành con nợ dù không hề vay vốn.


Chiếm đoạt sim, cướp luôn hàng chục triệu trong tài khoản


Tối ngày 10/7, anh Đặng Thanh Hải (TP HCM) nhận được tin nhắn từ tổng đài, thông báo số thuê bao đang sử dụng sẽ được đổi sang sim mới. Ngay sau đó, thẻ sim của anh bị khóa và không thể sử dụng được. Anh Hải phải sử dụng đầu số khác liên hệ với tổng đài, được biết có người đã thông báo mất sim và xin cấp lại chính số điện thoại anh đang dùng. Số điện thoại này đã được anh đăng ký để sử dụng các giao dịch Internet banking.

Tin nhắn khóa sim
Tin nhắn khóa sim (hình minh họa)

Hốt hoảng, ngay trong đêm đó anh Hải ra ATM kiểm tra phát hiện tài khoản đã bị mất 30 triệu đồng với 3 giao dịch ngay trước đó. Sau khi trình báo và được các bên vào cuộc điều tra, kẻ chiếm đoạt tài sản của anh Hải cũng bị tìm ra và xử lý. Cá nhân anh cũng được đền bù, song sự việc trên gióng lên hổi chuông cảnh báo, để lại bài học lớn cho khách hàng, ngân hàng và nhà mạng.

Các chuyên gia ngân hàng và nhà mạng sau đó cho rằng, có 2 kẽ hở trong vụ việc đáng tiếc trên. Đầu tiên là thông tin chủ thẻ bị lộ và tiếp theo, quy trình cấp lại sim số của nhà mạng chưa được chặt chẻ. Tuy nhiên, cả phía nhà mạng lẫn ngân hàng đều cho rằng lỗi là đo khách hàng đã tự để lộ thông tin cá nhân khiến kẻ gian lợi dụng.



Chiếm thông tin thẻ rồi giao dịch ở nước ngoài

Chị Trang lớn lên và làm việc tại TP HCM, chưa một lần đi đến nước Anh. Một lần, chị vô cùng bất ngờ khi nhận tin nhắn thông báo trừ tiền tài khoản ngân hàng dù thẻ tín dụng vẫn yên vị trong ví. Kẻ gian đã có các giao dịch mua hàng ở tận nước Anh với giá trị lên đến 174 bảng (khoảng 5,7 triệu đồng).

Sau đó chị Trang đã gọi lên tổng đài ngân hàng để khóa thẻ, kẻ gian vẫn cố thực hiện 3 giao dịch khác nhưng không thành công. Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho chị Trang cho biết đã yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cung cấp các chứng từ liên quan.

Sau khi kiểm tra, phía ngân hàng thông báo không thể hoàn tiền cho khách trong trường hợp này. "Do giao dịch được thực hiện trên Internet, chứng từ đại lý phản hồi là thông tin mua sản phẩm dinh dưỡng, hàng được cung cấp ngay sau khi thực hiện nên chứng từ hợp lệ".

Đôi khi mất tiền mà không hiểu lý do
Đôi khi mất tiền mà không hiểu lý do (hình minh họa)


Tương tự, anh Nguyễn Tùng Dương sống ở Nam Định cũng bị "hack" hàng chục triệu đồng tại Anh ở thẻ Visa Debit dù đã cất giữ thẻ trong tủ, cạo sạch 3 chữ số cuối. Anh mở thẻ Visa Debit của Ngân hàng từ tháng 7/2015 với mục đích nhận và chuyển tiền qua Paypal. Đến cuối tháng 9, tài khoản của anh Dương có hơn 48 triệu đồng. Tối 30/9, Dương nhận cuộc gọi từ nhân viên ngân hàng thông báo có những giao dịch lạ liên tục giao dịch mua hàng ở nước ngoài từ tài khoản Visa Debit của mình. Có đến 5 giao dịch thanh toán online đều bằng bảng Anh của các dịch vụ như: Apple Store, Uber... Tổng chi phí từ 5 giao dịch này là hơn 48 triệu đồng.

Với cả hai trường hợp trên, các ngân hàng đều thông báo rằng lỗi do khách hàng đã làm mất thông tin thẻ và buộc khách hàng ở vào thế yếu khi không biết tìm ai đứng ra bảo vệ cũng như để xác định lỗi.


500 triệu đồng biến mât chỉ sau một đêm

Chị Na Hương ở Hà Nội quá sức bất ngờ sau khi thấy thông báo có tất cả 7 giao dịch chuyển tiền từ số thẻ của mình sang một số thẻ khác trong đêm, với tổng số tiền lên đến 500 triệu đồng. Vì giao dịch được thực hiện khi chị Hương đang ngủ ở nhà và thẻ ATM vẫn được giữ trong túi xách nên chị cho rằng quy trình bảo mật của ngân hàng quá lỏng lẻo. Chị cho biết không hề nhận bất cứ một tin nhắn thông báo mã OTP (mật khẩu xác thực một lần của ngân hàng) nào do ngân hàng gửi tới.

Trong khi đó, ngân hàng xác định chị Na Hương làm mất thông tin và mật khẩu do truy cập vào một trang web giả mạo. Bên cạnh đó, phía ngân hàng cho biết chị đã được chuyển sang hình thức xác nhận mật khẩu bằng Smart OTP mà không hề hay biết. Theo giải thích của phía đại diện ngân hàng, trong lần truy cập website giả mạo ngân hàng, chị Na Hương đã cung cấp cả tên tài khoản và mật khẩu vào Internet Banking mà OTP để kẻ gian kích hoạt Smart OTP tại một thiết bị di động khác. Smart OTP là một phần mềm để cài đặt trên các thiết điện thoại di động hay máy tính bảng cho phép người dùng chủ động lấy mã xác thực OTP cho các giao dịch.

Mất tiền
Mất tiền (ảnh minh họa)

Nhiều ngân hàng hiện nay đang có các hình thức xác thực mật khẩu giao dịch khi khách hàng giao dịch Internet Banking là OTP (gửi qua SMS thông thường) và Smart OTP.

Để kích hoạt Smart OTP chúng ta chỉ cẩn nhập mật khẩu một lần thay vì phải đến phòng giao dịch đăng ký tại quầy. Điều này giúp tiện lợi cho khách hàng nhưng nếu bị đánh mất các thiết bị di động này thì thật nguy hiểm. Nhiều người cho rằng "Để đảm bảo an toàn, đáng lẽ ngân hàng nên quy định thiết bị di động đăng ký cài Smart OTP và thiết bị trước đó đăng ký dịch vụ SMS banking để nhận OTP thông thường phải là một. Ở trường hợp này, kẻ gian đã chiếm được SmartOTP của chị Hương để cài cho thiết bị di động khác và thoải mái giao dịch".


Vậy chúng ta cần bảo mật tài khoản thế nào?

Chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng
Chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng

Theo lời chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng, các hacker quốc tế thường rất “chuộng” lấy cắp tiền từ thẻ tín dụng quốc tế vì không những dễ đánh cắp thông tin hơn mà còn khó bị phát hiện do hacker có thể dùng ở bất kỳ quốc gia nào. Việc xác minh, kiện cáo lại rất vất vả và tốn thời gian.

Vì thế ông Thắng cho rằng, người có nhu cầu thanh toán quốc tế nên dùng thẻ ghi nợ thay vì thẻ tín dụng

Điểm khác biệt giữa hai loại thẻ này là đối với thẻ tín dụng dù trong tài khoản không còn tiền, người dùng vẫn được thanh toán ở một hạn mức nhất định, còn đối với thẻ ghi nợ, người dùng chỉ được thanh toán trong giới hạn số tiền có trong tài khoản.

“Nên sử dụng debit card để dễ dàng kiểm soát số tiền trong tài khoản, nếu có mất tiền thì chỉ mất trong giới hạn số tiền mình có” - ông Thắng nói thêm.

Nguồn: tổng hợp từ báo kinh doanh và báo tuổi trẻ




Đừng quên bấm thích nhé!
Cảnh báo nguy cơ mất tiền tại ngân hàng Khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng và đặc biệt là giao dịch qua Internet banking chúng ta cần phải cẩn trọng để không bị mất tiền oan.
9 10 245
Ý kiến của bạn về bài viết này
Bạn nghỉ thế nào bài viết này?
Tên
Email
Mã bảo vệ:
 
Virus zika nguy hiểm như thế nào?

Virus zika nguy hiểm như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế
Những nét đẹp của người Việt trong ngày lễ Vu Lan

Những nét đẹp của người Việt trong ngày lễ Vu Lan

Vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu, hàng ngàn người đã tham những hoạt động ý nghĩa hướng về báo đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, tình thương yêu đồng bào.
Trần khách Ly nữ sinh xứ Nghệ NỖ 7 thứ tiếng liên tục

Trần khách Ly nữ sinh xứ Nghệ NỖ 7 thứ tiếng liên tục

Nhiều cư dân mạng đã xôn xao và bất ngờ với đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh ở Nghệ An đã nói liên tục 7 thứ tiếng với các đoạn hội thoại khác nhau.
DMCA.com Protection Status